Tìm hiểu cách đảo ngữ Câu Điều Kiện Trong Tiếng anh

Bài viết đầu tiên trong chuỗi bài viết về câu điều kiện, AM Education đã chia sẻ với bạn những kiến thức cần nắm chắc về các loại câu điều kiện trong tiếng Anh. Bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách đảo ngữ IF (Câu điều kiện) – một khía cạnh nâng cao hơn của câu điều kiện bạn nhé!

Đảo Ngữ câu Điều Kiện Trong Tiếng Anh
Đảo Ngữ câu Điều Kiện Trong Tiếng Anh

1.Khái niệm đảo ngữ câu điều kiện

1.1. Đảo ngữ câu điều kiện là gì?

Đảo ngữ IF (Câu điều kiện) là việc ta thay đổi cấu trúc thường thấy của mệnh đề if (if clause) trong câu điều kiện, còn mệnh đề chính (main clause) vẫn giữ nguyên. Cụ thể, việc thay đổi cấu trúc này là lược bỏ từ ‘if’ và đẩy một thành phần nhất định (tùy theo cấu trúc) bên trong mệnh đề If lên đầu câu.

Ví dụ: Đảo ngữ với mệnh đề If loại 2 chứa ‘were’:
Câu gốc: If I were you, I would help him.
→ Nếu tôi là bạn, tôi sẽ giúp anh ấy.

+ Câu với mệnh đề If đã được đảo ngữ:
Were I you, I would help him.
→ Phân tích: Liên từ ‘If’ được lược bỏ và động từ to-be ‘were’ được đẩy lên đầu câu. 

Câu Đảo Ngữ trong Tiếng anh là gì?
Câu Đảo Ngữ trong Tiếng anh là gì?

Tuy nhiên, sẽ có trường hợp đảo ngữ mà trong đó chúng ta sẽ bỏ từ ‘if’ và thêm một trợ động từ vốn không có sẵn trong câu, từ đó dẫn việc thay đổi dạng của động từ chính. Và cuối cùng, ta đảo trợ động từ mới được thêm vào lên vị trí đầu câu.
Ví dụ: Đảo ngữ với mệnh đề If loại 1:
+ Câu gốc: If she wins this lottery, she will buy a house.
→ Nếu cô ấy thắng tờ vé số này, cô ấy sẽ mua một ngôi nhà. 

+ Câu với mệnh đề If đã được đảo ngữ:
Should she win this lottery, she will buy a house.
→ Phân tích: Liên từ ‘if’ được lược bỏ, trợ động từ ‘should’ được thêm vào trước động từ chính – ‘wins’ do đó động từ chính phải chuyển thành dạng nguyên mẫu – ‘win’. Cuối cùng, trợ động từ ‘should’ được đảo lên đầu câu.

Lưu ý: Vì khi đảo ngữ, nhìn chung các mệnh đề if có phần ngắn gọn hơn nên bên cạnh tên “mệnh đề điều kiện đảo ngữ”, người ta còn gọi trường hợp này là “mệnh đề điều kiện rút gọn”. Trên thực tế, có khá nhiều người dùng từ “câu điều kiện” thay vì “mệnh đề điều kiện”.
Ta cần phân biệt rõ ràng rằng “mệnh đề điều kiện” chỉ một mình mệnh đề điều kiện (mệnh đề if – if clause) còn “câu điều kiện” là chỉ toàn bộ câu phức bao gồm mệnh đề điều kiện (mệnh đề if – if clause) và mệnh đề chính (main clause). Tuy nhiên, dù có gọi là “câu điều kiện rút gọn/đảo ngữ” thì ta cũng không rút gọn hay đảo ngữ cả câu mà chỉ rút gọn hay đảo ngữ mệnh đề điều kiện (mệnh đề If), còn mệnh đề chính (main clause) ta vẫn giữ nguyên.

1.2. Công dụng đảo ngữ IF

Việc đảo ngữ hay rút gọn mệnh đề điều kiện có một số công dụng như sau:

  • Làm gọn mệnh đề điều kiện từ đó dẫn đến làm gọn câu điều kiện.
  • Nhấn mạnh vào mệnh đề điều kiện.
  • Tăng thêm sự trang trọng và học thuật cho văn phong.

2. Cách đảo ngữ câu điều kiện theo từng loại

Lưu ý: Các cấu trúc đảo ngữ bên dưới là cấu trúc của MỆNH ĐỀ IF trong câu điều kiện, không phải cấu trúc cả câu. Mệnh đề chính vẫn dùng cấu trúc cơ bản bình thường.

AM Education không lặp lại các cấu trúc mệnh đề chính để người học có thể tập trung toàn bộ vào cấu trúc đảo ngữ của mệnh đề if.

2.1. Đảo ngữ IF loại 0 và loại 1

Bảng cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 0 và 1(cấu trúc của mệnh đề If):

Loại động từ Cấu trúc gốc Cấu trúc đảo ngữ
Động từ to-be If + S + am/ is/ are (not) + adjective/ noun phrase/ … + (…) Should + S + (not) + be + adjective/ noun phrase/ … + (…)
Động từ If + S + (don’t/ doesn’t) + verb (s/es) + (object) + (…) Should + S + (not) + verb + (object) + (…)

Lưu ý:

  • ‘verb’ trong các cấu trúc trên chỉ động từ nguyên mẫu (infinitive).
  • Trợ động từ ‘should’ được thêm vào trong cấu trúc đảo ngữ không mang ý nghĩa “nên” và không hề thay đổi ý nghĩa của mệnh đề if gốc.
  • Trong trường hợp mệnh đề if gốc đã có sẵn ‘should’, ta chỉ cần đẩy ‘should’ lên đầu câu. ‘should’ trong mệnh đề if thường không mang ý nghĩa khuyên răn mà có chức năng nhấn mạnh thêm việc một điều gì đó có thể sẽ (không) xảy ra. (Xem ví dụ 5 bên dưới)
  • Cấu trúc đảo ngữ trên dùng được cho mệnh đề if trong cả câu điều kiện loại 0 và loại 1 vì hai loại câu điều kiện này vốn có chung cấu trúc mệnh đề if.

Ví dụ 1: (Câu điều kiện loại 1)
Câu gốc: If you are late today, our boss will get mad.
→ Nếu hôm nay bạn trễ làm, sếp của chúng ta sẽ nổi giận.
Câu có mệnh đề if đảo ngữ:  Should you be late today, our boss will get mad.

Ví dụ 2: (Câu điều kiện loại 0)
Câu gốc: If we heat ice, it melts.
→ Nếu chúng ta làm nóng đá, nó tan chảy.
Câu có mệnh đề if đảo ngữ: Should we heat ice, it melts.

Ví dụ 3: (Câu điều kiện loại 1)
Câu gốc: If she doesn’t like something, she will be frank.
→ Nếu cô ấy không thích cái gì, cô ấy sẽ thẳng thắn.
Câu có mệnh đề if đảo ngữ: Should she not like something, she will be frank.

Ví dụ 4: (Câu điều kiện loại 1)
Câu gốc: If my younger sister wins this competition, our parents will be proud.
→ Nếu em gái tôi thắng cuộc thi này, bố mẹ chúng tôi sẽ tự hào.
Câu có mệnh đề if đảo ngữ: Should my younger sister win this competition, our parents will be proud.

Ví dụ 5: (Câu điều kiện loại 1)
Câu gốc: If you should need my help, I will run to you.
→ Nếu bạn có cần sự giúp đỡ của tôi, tôi sẽ chạy đến với bạn.
→ ‘should’ được sử dụng ở đây không phải để diễn đạt lời khuyên mà để nhấn mạnh thêm việc “bạn” có khả năng sẽ cần “sự giúp đỡ của tôi”.
Câu có mệnh đề if đảo ngữ: Should you need my help, I will run to you.

2.2. Đảo ngữ mệnh đề If loại 2

Loại động từ Cấu trúc gốc Cấu trúc đảo ngữ
Động từ to-be If + S + were (not) + adjective/ noun phrase/ pronoun/ … + (…) Were + S + (not) + adjective/ noun phrase/ pronoun/ … + (…)
Động từ If + S + (didn’t) + verb  hoặc V3/Ved + (object) + (…) Were + S + (not) + to + verb + (object) + (…)

Lưu ý: ‘verb’ trong các cấu trúc trên chỉ động từ nguyên mẫu (infinitive).

Ví dụ 1:
Câu gốc: If he were taller, he could be a model.
→ Nếu anh ấy cao hơn, anh ấy đã có thể làm người mẫu
Câu với mệnh đề if đảo ngữ: Were he taller, he could be a model.

Ví dụ 2:
Câu gốc: If I were you, I wouldn’t buy this phone.
→ Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không mua cái điện thoại này.
Câu với mệnh đề if đảo ngữ: Were I you, I wouldn’t buy this phone.

Ví dụ 3:
Câu gốc: If they didn’t have children now, they would have more time to relax.
→ Nếu giờ họ không có con, họ đã có thêm thời gian để thư giãn.

Câu với mệnh đề if đảo ngữ: Were they not to have children now, they would have more time to relax.

2.3. Mệnh đề If loại 3

Loại động từ Cấu trúc gốc Cấu trúc đảo ngữ
Động từ to-be If + S + had (not) + been + adjective/ noun phrase/ … + (…) Had + S + (not) + been + adjective/ noun phrase/ … + (…)
Động từ If + S + (hadn’t) + V3/Ved + (object) + (…) Had + S + (not) + V3/Ved + (object) + (…)

Ví dụ 1:

Câu gốc: Last Friday, if she hadn’t been sick, she could have come to my party.
→ Thứ Sáu tuần trước, nếu cô ấy đã không ốm, cô ấy đã có thể đến tiệc của tôi.

Câu với mệnh đề if đảo ngữ: Last Friday, had she not been sick, she could have come to my party.

Ví dụ 2:

Câu gốc: Two days ago if her son had passed the exam, she would have been so happy.
→ Hai ngày trước, nếu con trai cô ấy đã vượt qua bài kiểm tra, cô ấy đã rất vui rồi.

Câu với mệnh đề if đảo ngữ: Two days ago, had her son passed the exam, she would have been so happy.

3. Lưu ý khi đảo ngữ mệnh đề IF

Lưu ý: Khi mệnh đề If chưa được đảo ngữ, nó có thể linh hoạt đứng trước hoặc sau mệnh đề chính. Tuy nhiên, khi đã được đảo ngữ, nó chỉ có thể đứng trước mệnh đề chính.

Ví dụ:

  • Khi mệnh đề If chưa được đảo ngữ, có 2 cách:
    Cách 1: Yesterday, if that employee hadn’t come to work late, our boss wouldn’t have been upset.
    → Hôm qua, nếu nhân viên đó đã không đi làm trễ, sếp chúng tôi đã không bực.
    Cách 2: Yesterday, our boss wouldn’t have been upset if that employee hadn’t come to work late. |
    → Hôm qua, sếp chúng tôi đã không bực nếu nhân viên đó đã không đi làm trễ.
  • Khi mệnh đề If đã được đảo ngữ, mệnh đề If chỉ có thể đứng trước:
    Yesterday, had that employee not come to work late, our boss wouldn’t have been upset.

Trong các ví dụ ở phần 2, ta thấy mệnh đề If (đảo ngữ) loại số mấy sẽ đi cùng với mệnh đề chính loại tương ứng. Tuy nhiên ta cũng cần lưu ý rằng cũng giống như mệnh đề if dạng bình thường, các mệnh đề if đảo ngữ hoàn toàn có thể được sử dụng trong các câu điều kiện hỗn hợp if 3 – main 2 hay if 2 – main 3.

Ví dụ 1: Had her father gone to sleep early yesterday, he wouldn’t feel tired now.
→ Nếu bố cô ấy đã đi ngủ sớm hôm qua, ông ấy đã không thấy mệt bây giờ.
→ Mệnh đề if loại 3 (đảo ngữ) – mệnh đề chính loại 2.

Ví dụ 2: Were I you, I would have helped that poor lady this morning.
→ Nếu tôi là bạn, tôi đã giúp người phụ nữ tội nghiệp đó sáng nay.
→ Mệnh đề if loại 2 (đảo ngữ) – mệnh đề chính loại 3.

Xem Thêm

7 Cách giúp bạn hiểu Thì Tương lai Hoàn thành Tiếp diễn

Học TOEIC Hay Giao Tiếp Lựa Chọn Nào Tốt cho Bạn?

10 Điều Cần Thực Hiện Trước Kỳ Thi TOEIC Để Đạt Kết Tốt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?