Tương tự như tiếng Việt, trong tiếng Anh câu cũng được hình thành từ chủ ngữ và vị ngữ bổ sung nghĩa cho nhau. Theo đó, cách thể hiện chủ ngữ trong câu một cách chính xác là một yếu tố quan trọng để nâng cao trình độ tiếng Anh của người học. Do đó, ở bài viết dưới đây, AM EDU sẽ cung cấp cho bạn đọc khái niệm, phân loại thể dạng chủ ngữ và cách hình thành chủ ngữ trong câu. Đừng bỏ qua nhé.
Khái niệm chủ ngữ trong tiếng Anh
Chủ ngữ trong tiếng Anh được định nghĩa là chủ thể chính thực hiện các hành động được thể hiện trong câu.
Ví dụ:
- Mika missed the bus to work.
➝ Trong câu này, Mika (danh từ riêng) đóng vai trò là chủ ngữ chính thể hiện các hành động trong câu.
- My sister invited many friends to her birthday party.
➝ Như vậy, My sister (danh từ) là chủ ngữ thực hiện hành động “mời bạn thân đến dự sinh nhật”.
Phân loại chủ ngữ trong tiếng Anh
Chủ ngữ trong tiếng Anh được thể hiện ở ba dạng là danh từ, đại từ và hình thái đặc biệt. Vai trò của từng thể dạng này có sự khác nhau mà chúng ta sẽ cùng phân tích ở nội dung dưới đây.
Chủ ngữ là danh từ/cụm danh từ
Danh từ
Trên thực tế, danh từ là một dạng chủ ngữ phổ biến nhất trong tiếng Anh. Chủ ngữ dạng danh từ thường là con người, sự vật, sự việc, hiện tượng,…
Ví dụ:
- My brother likes playing games.
- John is illustrating a children’s book.
- My dog barks a lot at night.
Danh từ được bổ nghĩa bởi danh từ
Cụm danh từ trong đó có danh từ bổ nghĩa cho danh từ cũng thường xuyên xuất hiện trong tiếng Anh và đóng vai trò là chủ ngữ trong câu.
Ví dụ:
- My English teacher is so humorous. (Giáo viên tiếng Anh của tôi rất hài hước) ➝ Như vậy “English Teacher” ở đây là danh từ ghép và đóng vai trò là chủ ngữ trong câu.
- Paper cups are becoming more common thanks to the growing awareness of many people. (Ly giấy ngày càng trở nên phổ biến nhờ nhận thức của nhiều người ngày càng cao.) ➝ Cụm từ “Paper cups” là danh từ ghép từ 2 danh từ là “paper” và “cup”.
Danh từ được bổ nghĩa bởi tính từ
Cụm danh từ làm chủ ngữ cũng được hình thành khi tính từ đứng trước danh từ và làm rõ nghĩa về mặt tính chất, đặc điểm của sự vật, sự việc.
Ví dụ:
An old professor is lecturing in the class. (Một giáo sư lớn tuổi đang dạy trên lớp). Như vậy ta có old là tính từ, bổ nghĩa cho danh từ professor để tạo thành cụm chủ ngữ trong câu.
A boring movie can make me feel sleepy. (Một bộ phim nhàm chán có thể khiến tôi buồn ngủ) ➝ Boring là tính từ, bổ nghĩa cho danh từ movie đứng ở phía sau.
Tính từ được bổ nghĩa bởi trạng từ
Với những cụm danh từ đã có sẵn tính từ thể hiện tính chất của danh từ thì chúng ta có thể thêm trạng từ ở phía trước nhằm biểu đạt trạng thái, mức độ của sự vật, sự việc.
Lưu ý rằng, trạng từ không làm rõ nghĩa cho danh từ, thay vào đó nó chỉ bổ sung nghĩa cho tính từ.
Ví dụ:
The exceptionally rapid increase in the number of visitors to the poles shows that more people are interested in discovering remote areas. (Sự gia tăng đặc biệt nhanh chóng về số lượng du khách đến các vùng cực cho thấy ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc khám phá các vùng sâu vùng xa.) ➝ exceptionally (adv): đặc biệt, cực kỳ; rapid (adj): nhanh chóng; increase (n): sự gia tăng.
The most noticeable figure of this graph is the number of female employees working in the mechanical industry. (Số liệu đáng chú ý nhất của biểu đồ này là số lao động nữ đang làm việc trong ngành cơ khí.) ➝ most (adv): nhất; noticeable (Adj): đáng chú ý; figure (n): số liệu.
Các từ hạn định
Từ hạn định cũng được thêm vào cụm danh từ với mục đích bổ nghĩa về mặt số lượng, khoảng cách, vị trí của sự vật, sự việc được nhắc đến trong câu.
Ví dụ: Với mạo từ không xác định (a, an)
- A pen, a movie, a story, a finger, a singer…
- An umbrella, an octopus, an apple, an hour,…
Ví dụ: Với mạo từ xác định (the)
- The leader, the old, the capital,…
Ví dụ: Với this (cái này), that (cái kia), these (những này), those (những kia)
- That person, these oranges, this table, those stories,…
Ví dụ: Với từ sở hữu (my, her, his, your, its)
My friends, her pen, his umbrella, your examination,…Cụm giới từ
Cụm giới từ được sử dụng nhằm mục đích bổ sung ngữ nghĩa cho danh từ về mặt địa điểm hoặc nơi chốn.
Cụm giới từ thường đứng sau cùng để bổ nghĩa cho danh từ được nhắc đến trong câu.
Theo sau cụm giới từ có thể là danh từ, đại từ hoặc động từ thêm -ing.
Ví dụ:
- The cute dog in the garden is my sister’s pet. (Con chó dễ thương trong vườn là con vật cưng của em gái tôi.)
- The boy in the lab room is my best friend. (Cậu bé trong phòng thí nghiệm là bạn thân nhất của tôi.)
Mệnh đề quan hệ
Mệnh đề quan hệ cũng có thể đóng vai trò là một chủ ngữ trong câu. Theo đó, mệnh đề quan hệ sẽ đứng sau danh từ nhằm bổ nghĩa cho từ này.
Ví dụ:
Those girls, who were going to the bookstore, used to be my mother’s students. (Những cô gái đang đi vào hiệu sách đó từng là học trò của mẹ tôi.)
My father, who is an engineer, loves experimenting. (Cha tôi là một kỹ sư rất thích làm thí nghiệm.)
Cấu trúc To + V
Chủ ngữ trong tiếng Anh cũng được hình thành bằng cách kết hợp cụm danh từ + to + V. Vị trí đứng này sẽ giúp bổ nghĩa cho danh từ thêm rõ ràng hơn.
Ví dụ:
- My best friend to visit my house…
- My first teacher to teach me Science….
2.2. Khi chủ ngữ là đại từ
Thể dạng khác của chủ ngữ chính là đại từ. Đại từ được hiểu là từ có chức năng đại diện cho cụm danh từ được đề cập ở phía trước, được sử dụng với mục đích tránh lỗi lặp từ.
Ví dụ:
- My girlfriend is an English teacher. She is so brilliant.
Một số thể dạng đặc biệt của chủ ngữ
Danh động từ thêm -Ing (V-ing)
Ví dụ:
- Watching TV is my mom’s favorite.
- Staying up late is my bad habit.
Danh động từ thêm To + động từ nguyên mẫu (To + V bare-infinitive)
Ví dụ:
- To travel around the world is my dream.
- To get up early is hard for me.
Dạng that + clause
Cụm chủ ngữ này là dạng mệnh đề bắt đầu bằng từ that và có chủ ngữ và vị ngữ riêng bên trong đó.
Ví dụ:
- That my class won the game surprised our school. (Lớp tôi thắng trò chơi khiến cả trường kinh ngạc).
Công thức tổng quát của chủ ngữ
Hy vọng thông qua bài viết phân tích này doAM EDU thực hiện, bạn đọc đã nắm được kiến thức về chủ ngữ cũng như các thể dạngchủ ngữ trong tiếng Anh. Cuối cùng đừng quên luyện tập bằng cách đặt câu để nâng cấp khả năng tiếng Anh của mình nhé.