Các dạng câu hỏi Reading IELTS thường gặp và cách giải như thế nào? Trong bài viết này, Ngoại Ngữ AM Education sẽ giúp bạn tổng hợp lại 11 dạng câu hỏi trong IELTS thường gặp và cách giải. Bằng việc nắm chắc các dạng câu hỏi và thủ thuật làm các dạng câu hỏi này, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tâm lí mình vững vàng hơn và làm bài cũng sẽ hiệu quả hơn trong khì Thi IELTS.
Yêu cầu chung của các dạng câu hỏi Trong IELTS Reading
IELTS Reading có rất nhiều dạng câu hỏi. Cứ thử tìm trên mạng bạn sẽ thấy mỗi cuốn sách, mỗi websites có một cách phân biệt các dạng đề khác nhau. Phân chia bao nhiêu loại như thế nào đi nữa, nhìn chung, các dạng sẽ khác nhau ở yêu cầu câu hỏi. Có 2 yêu cầu:
- Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh nắm được nội dung chính của 1 đoạn văn hay của cả bài
- Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh tìm và đối chiếu thông tin trong bài đọc với thông tin trong câu hỏi. ⇒ Tìm ý chi tiết trong bài.
Dạng câu yêu cầu tìm ý chính (Reading for main ideas)
Đặc điểm
Đây là những câu hỏi yêu cầu thí sinh cung cấp ý chính chứ không phải thông tin chi tiết của đoạn văn hay của cả bài. Vì thế, các câu hỏi này thường được đặt ở đầu hoặc cuối danh sách các câu hỏi.
Lưu ý
Những dạng câu hỏi này thường có rất nhiều “bẫy”. Sẽ có những đáp án chứa thông tin chi tiết chứ không có ý chính. Vì thế, để trả lời chính xác những dạng câu hỏi này, các bạn không nên đọc câu hỏi trước mà hãy đọc bài để rút ra được ý chính rồi sau đó hãy so sánh, đối chiếu với các đáp án đưa ra trong câu hỏi.
Ngoài ra, các bạn cũng cần phải biết cách nhận biết sự khác nhau giữa các ý nhỏ và ý chính của cả đoạn để có thể lựa chọn được đáp án chính xác nhất. Vì thế, khi đọc bài các bạn cần phải xác định được ngay bồ cục và mạch ý xuyên suốt bài đọc.
Dạng câu hỏi yêu cầu tìm ý chính trong IELTS Reading test
Matching Headings: Chọn tiêu đề cho hợp lý chọn từng đoạn
YÊU CẦU
Bạn sẽ được cung cấp một danh sách các tiêu đề (headings), nhiệm vụ của bạn là chọn tiêu đề hợp lý để nối với từng đoạn trong bài đọc:
- Sẽ luôn có nhiều headings hơn là các đoạn trong bài đọc;
- Mỗi heading chỉ được nối với một đoạn văn;
- Không được sử dụng một heading cho nhiều đoạn văn.
VÍ DỤ
Choosing a title: Chọn tiêu đề cho bài đọc
YÊU CẦU
Điểm khác biệt duy nhất giữa dạng đề này với dạng Matching Heading là bạn sẽ phải lựa chọn tiêu đề cho cả bài đọc.
VÍ DỤ
Dạng câu yêu cầu tìm thông tin (Reading for information)
Đặc điểm
Trái ngược cái dạng câu hỏi yêu cầu tìm ý chính trong bài, đây là những dạng câu hỏi yêu cầu bạn phải xác định được cái thông tin chi tiết trong bài để có thể đối chiếu và so sánh với những đáp án có trong câu. Các câu hỏi này thường được sắp xếp theo thứ tự tương ứng với thứ tự thông tin hiển thị trong đoạn văn. Các câu trả lời chứa thông tin đúng sẽ được paraphrase lại. Do đó, các bạn cần phải nắm vững kỹ năng này để có thể xác định được những thông tin mang ý nghĩa tương đương.
Lưu ý
- Thứ tự của câu hỏi sẽ được sắp xếp tương ứng với thông tin trong đoạn văn;
- Sẽ có những thông tin có các từ, cụm từ giúp định vị thông tin như: ngày tháng, tên riêng, tên địa danh, sự kiện lịch sử, v.v;
- Các đáp án đúng sẽ là các cụm paraphrase từ thông tin có trong bài;
- Đáp án phải là cụm paraphrase chính xác thông tin trong các câu hỏi.
5 dạng câu hỏi yêu cầu thông tin chi tiết trong IELTS Reading
Multiple Choice: Câu hỏi trắc nghiệm
YÊU CẦU
Ở dạng câu hỏi này, thí sinh sẽ chọn câu trả lời đúng nhất trong số 4 lựa chọn (A, B, C,D) hoặc 2 câu trả lời đúng trong số 5 lựa chọn hoặc 3 câu trả lời đúng trong 7 lựa chọn.
Dạng câu hỏi này có 2 loại. Loại thứ nhất, bạn sẽ được cung cấp một câu hỏi và đáp án đúng là cách trả lời tối ưu nhất cho câu hỏi được đưa ra. Loại thứ 2, đề bài sẽ bao gồm 1 phần đầu của một câu văn và bạn phải chọn đáp án đúng nhất để có thể hoàn chỉnh câu văn đó cho chính xác.
Các câu hỏi sẽ được sắp xếp đúng theo thứ tự với thông tin liên quan có trong bài. Nghĩa là câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên sẽ xuất hiện trước thông tin cho câu trả lời tiếp theo.
VÍ DỤ
Matching Questions
MATCHING INFORMATION: NỐI THÔNG TIN CHO HỢP LÝ
Yêu cầu
“Matching” yêu cầu bạn phải nối một danh sách các ý kiến với “các nguồn” (sources) được đề cập trong bài đọc. Câu hỏi này sẽ xuất hiện khi thông tin trong bài đọc có đề cập đến ý kiến của nhiều người khác nhau, ví dụ, ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu về cùng 1 vấn đề.
Ví dụ
CATEGORIZATION: PHÂN LOẠI THEO ĐẶC ĐIỂM
Yêu cầu
Dạng đề này yêu cầu bạn phải lựa chọn và nối danh sách các các đặc điểm với các nhóm được đề cập trong bài đọc. Các “nhóm” ở đây có thể là age groups, sự kiện, sự kiện lịch sử, v.v. Có một số đặc điểm có thể không được sử dụng hoặc được sử dụng nhiều hôn 1 lần.
Câu hỏi này sẽ không theo thứ tự các thông tin có trong bài đọc.
Ví dụ
MATCHING SENTENCE ENDINGS: NỐI PHẦN CUỐI CÂU CHO HOÀN CHỈNH, HỢP LÝ
Yêu cầu
Thi sinh sẽ được cấp một nửa đoạn của một mệnh đề và phải hoàn thành mệnh đề đó sao cho chính xác nhất. Sẽ có một danh sách các lựa chọn cho các bạn chọn.
Ví dụ
Completion
DIAGRAM LABEL COMPLETION: VIẾT TIÊU ĐỀ CHO SƠ ĐỒ
Yêu cầu
Bạn sẽ được cấp một sơ đồ của một quá trình, sự kiện liên quan tới bài đọc. Nhiệm vụ của bạn là nghĩ ra một tiêu đề phù hợp cho sơ đó đó. Khác với dạng đề Matching Headings sẽ có những đáp án cho bạn lựa chọn, dạng đề này yêu cầu bạn phải tự nghĩ ra tiêu đề phù hợp nhất. Vì thế, cách dùng từ đúng ngữ cảnh và ý nghĩa là rất quan trọng.
Ví dụ
SENTENCE COMPLETION: HOÀN CHỈNH CÂU
Yêu cầu
Thí sinh sẽ được cấp một nửa đoạn đầu của một mệnh đề và phải hoàn chỉnh mệnh đề đó qua một giới hạn từ cho phép tùy theo yêu cầu của đề bài. Nếu các bạn trả lời vượt qua số từ cho phép sẽ không có điểm.
Ví dụ
SUMMARY, NOTE, TABLE, FLOW-CHART COMPLETION: HOÀN THÀNH BẢNG BIỂU, GHI CHÚ, V.V
Yêu cầu
Bạn sẽ được cấp một biểu đồ/bảng biểu/tóm tắt có liên quan tới bài đọc. Nhiệm vụ của bạn là hoàn thành các biểu đồ/bảng biểu/ tóm tắt đó bằng những từ tìm được trong đoạn đọc.
Ví dụ
Phân tích thông tin
IDENTIFYING INFORMATION: TRUE/FALSE/NOT GIVEN
Yêu cầu
Thí sinh sẽ được cung cấp một số các mệnh đề và phải xác định liệu các mệnh đề trên có đúng với thông tin trong bài hay không. Mỗi mệnh đề sẽ bao gồm 3 lựa chọn: true (đúng), false (sai), not given (không có).
Các câu hỏi sẽ được sắp xếp đúng theo thứ tự với thông tin liên quan có trong bài. Nghĩa là câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên sẽ xuất hiện trước thông tin cho câu trả lời tiếp theo.
Các bạn phải hiểu rõ được sự khác nhau giữa các lựa chọn để có thể phân biệt false và not given. False nghĩa là thông tin trong bài hoàn toàn trái ngược với mệnh đề đưa ra. Not given nghĩa là thông tin trong bài không đồng tình hay trái ngược, nói chung là không hề đề cập gì tới mệnh đề đưa ra.
Ví dụ
IDENTIFYING WRITER’S VIEW/CLAIMS: YES/NO/NOT GIVEN
Yêu cầu
Thí sinh sẽ được cung cấp một số các mệnh đề. Ở mỗi mệnh đề, các bạn phải xác định mệnh đề này có đồng ý với ý kiến của người viết đoạn đọc hay không. Bạn sẽ có 3 lựa chọn “yes”, “no” hoặc “not given”.
Các câu hỏi sẽ được sắp xếp đúng theo thứ tự với thông tin liên quan có trong bài. Nghĩa là câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên sẽ xuất hiện trước thông tin cho câu trả lời tiếp theo.
Ví dụ
Short-answer questions: Trả lời câu hỏi
YÊU CẦU
Trả lời ngắn gọn câu hỏi được đưa ra trong đề bài
KẾT BÀI
Thông qua bài viết này, các bạn đã có thể nắm rõ được cách làm các dạng bài reading ielts và các dạng câu hỏi được đưa ra trong phần thi IELTS Reading test. Chúng ta có thể thấy, sau khi hiểu được yêu cầu của từng dạng câu hỏi, chúng ta cần phải hoàn thiện các kỹ năng cần thiết để trả lời từng dạng trên.
Chung quy, chúng ta có thể thấy kỹ năng quan trọng nhất để có thể trả lời các dạng câu hỏi trên là khả năng xác định được thông tin quan trọng để từ đó hiểu rõ được chủ ý của từng đoạn văn. Vốn từ vựng cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn xác định được ý nghĩa của từng câu văn. Vì thế, có một phương pháp khoa học giúp bạn cải thiện khả năng “săn” được ý chính là cần thiết.